Những điểm đến cho chuyến du lịch teambuilding Quan Lạn

Những điểm đến cho chuyến du lịch teambuilding Quan Lạn


Du lich Quan Lan là một hòn đảo nằm trên vịnh Bái Tử Long. Trên đảo có 2 xã thuộc huyện Vân Đồn, Quảng Ninh là xã Quan Lạn và xã Minh Châu. Nơi đây hội tụ đủ các yếu tố của 1 địa chỉ du lịch lý tưởng: biển, rừng, kiến trúc, văn hóa, … Tại đây du khách như bị mê hoặc  bởi các bãi biển hoang sơ với bờ cát trắng dài và làn nước trong xanh, đồng thời quý vị còn được thăm quan những di tích lịch sử văn hóa, thưởng thức những hải sản ngon, quý hiếm do chính ngư dân địa phương đánh bắt. Bên cạnh đó, Quan Lạn là địa điểm không thể tuyệt vời hơn để tổ chức du lịch kết hợp teambuilding.



Du lịch team Building là gì? Đây không phải là một khái niệm quá mới mẻ, nhưng với nhiều người vẫn chưa hiểu được cặn kẽ. Du lịch Teambuilding được các công ty du lịch khai thác từ những năm 1960 với mục đích để gắn kết tinh thần giữa các thành viên và tạo ra các tour du lịch có tình đoàn kết. Trải qua nhiều năm phát triển cho tới nay du lịch team Building đã trở thành một trong những giải pháp tốt nhất dành cho các doanh nghiệp, tổ chức trong việc tạo ra sức mạnh để gắn kết tập thể của mình. Vậy tour du lịch Team building là gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.


Tour du lịch team building được xây dựng với mục đích gắn kết các thành viên hơn trong cùng một tập thể thông qua các nhiệm vụ để họ cùng nhau hợp sức vượt qua với các trò chơi mang tính thư giãn và giải trí cao.
Ngoài ra chương trình Team building nó còn đóng vai trò như là một khóa huấn luyện tập thể , người hướng dẫn viên du lịch cho các tour chính là người chỉ huy đưa ra các tình huống, với các trò chơi độc đáo để các thành viên tham gia từ đó phát huy được tinh thần tập thể, kích thích cảm xúc cũng như góp phần tạo nên một sự gắn kết bền vững giữa các thành viên trong đội.

Những bãi biển nào tại Quan Lạn thích hợp tổ chức nhữnghoạt động teambuilding:


1.    Bãi Biển Minh Châu



Là một bãi biển riêng đẹp nổi tiếng, chỉ cách bãi tắm Quan Lạn 15 km. Cát ở đây trắng muốt, đi không dính chân và được miêu tả “Trắng như tuyết, mượt như nhung”.Để đi đến bãi tắm Minh Châu du khách có thể đi từ Cẩm Phả qua phà Tài Xá (gần đền Cửa Ông) đến thị trấn Cái Rồng (khoảng 9 km). 
Tại bãi tắm Minh Châu du khách có thể thả hồn vào các buổi cắm trại, vui chơi tham quan tại đảo và tìm hiểu thêm về sinh vật biển hàng ngày có tại bãi biển, tham gia và tổ chức các trò chơi trên biển, cùng ngắm nhìn biển về đêm trong không gian tĩnh lặng và tuyệt đẹp của biển.
Tại đây quý khách có thể vừa tắm biển lại có thể thưởng thức những hương vị đặc sản của biển khơi tron chuyến đi thú vị của mình.




Bãi biển Sơn Hào trên đảo Quan lạn là một trong những bãi tắm đẹp nhất dành cho du khách du lịch đảo Quan Lạn vào mùa hè, với vẻ đẹp hoang sơ như chưa có dấu chân người, Sơn Hào với bãi trắng dài mịn, nước trong xanh, những con sóng vỗ dì dào, êm dịu, những cơn gió nhẹ nhàng từ biển thổi vào nhè nhẹ, cái nắng dịu dàng của mùa hè nhưng không chói chang đã tạo nên một thiên đường nghỉ dưỡng dành cho du khách đến Quan Lạn, 
Những buổi chiều cùng người thân, bạn bè đến tắm mát, thả mình dưới nàn nước trong xanh mát mẻ hay cùng nhau chơi những trò chơi trên cát, ngắm nhìn những em bé tung tăng nô đùa mang lại cho chúng ta một cảm xúc thư thái, yên bình, lãng mạng quên đi cái ồn ào, đông đúc của nơi thành thị.




Đã từng là trung tâm của thương cảng cổ Vân Đồn sầm uất và thịnh vượng ngay từ thế kỷ 11, đảo Quan Lạn là nơi cập đỗ của rất nhiều thuyền buôn đến từ khắp nơi trên thế giới. Theo lịch sử hàng hải, đây được coi là vùng đất cực kỳ hiểm yếu của biển Đông. Vì thế, ngay từ đầu thế kỷ 19 người Pháp đã cho xây dựng ở đây ngọn Hải đăng án ngữ nhằm xác định vị trí và tọa độ cho các tàu buôn.
Ngọn Hải Đăng này được coi là cổ xưa nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Với kết cấu bên ngoài là vô số những viên đá hoa cương được đẽo gọt và tính toán rất kỹ lưỡng sao cho chỉ cần lắp ghép những viên đá vào với nhau có thể tạo thành một khối vững chắc. Bên trong có 184 bậc thang xoáy ốc dẫn lên đỉnh cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn. Tất cả vật liệu xây dựng đều được đưa từ Pháp sang kể cả ngọn đèn có công suất 2.000W trên đỉnh và máy phát điện.
Ngọn đèn này có thể chiếu xa trong vòng bán kính 40 km tương đương 22 hải lý tạo thành những luồng sáng kỳ ảo, nhấp nháy liên tục như một vì sao theo chu kỳ 20 giây 1 lần. Nếu không có cơ hội được leo lên tận đỉnh ngọn hải đăng khi đêm về, bạn chỉ cần ngồi trên cát cũng có thế thấy trong mỗi 20 giây, ánh sáng đèn lặp lại một cách chính xác tuyệt đối trên biển, quét mạnh mẽ vào không gian.



Quan Lạn là mảnh đất gắn liền với truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Năm 1990 cụm di tích Quan Lạn được Bộ Văn hoá - Thể thao – Du lịch xếp hạng với hệ thống đình – chùa - miếu nghè công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Lúc đầu đình Quan Lạn được dựng gần bến Cái Làng, trung tâm thương cảng Vân Đồn, sau này vào những năm 1890 – 1900 đình được chuyển về xây dựng tại vị trí như ngày nay (thôn Đoài - xã Quan Lạn - huyện Vân Đồn). Đình tựa thế năm ngọn núi cao tạo thành hình ngũ nhạc. Người Quan Lạn từ xưa tới nay rất tự hào khi chọn được vị thế “Tiền Tam thai, hậu Ngũ nhạc” cho ngôi đình làng của mình.
Đình Quan Lạn thờ Thành Hoàng Làng, các vị tiên công có công lập ấp dựng làng, sau đó thờ Trần Khánh Dư, vị tướng đã có công lớn trong trận đánh đoàn thuyền lương giặc Nguyên – Mông và rất gắn bó với vùng đảo này. Tượng Trần Khánh Dư là pho tương lớn nhất trong đình cao 157cm, trong thế ngồi ngai, hai tay đặt trên đùi. Ngoài ra, đình còn thờ cả Dương Khổng Lộ và “tứ vị thánh nương” là những vị thần được truyền tụng thường che chở cho những người đi biển.

Chùa nằm bên cạnh đình Quan Lạn (hay còn gọi Linh Quang Tự), theo hướng Đông Nam. Chùa có kiến trúc giản dị với 3 gian. Ngoài cùng là tam quan, sau đến bái đường và hậu cung. Chùa Quan Lạn thờ Phật và công chúa Liễu Hạnh và cụ Hậu. Tương truyền cụ Hậu là một bà lão ở Quan Lạn không chồng con, sinh thời hiền lành, phúc đức, chăm chỉ làm ăn để dành được một số tiền của. Cụ Hậu đã dâng toàn bộ tài sản của mình cho nhà chùa. Dân làng đã tạc tượng thờ cụ Hậu - là bức tượng dân gian khá đặc sắc còn lưu giữ và thờ trong chùa.

Nghè Quan Lạn nằm về phía đông bắc của đảo Quan Lạn trên trục đường chính Quan Lạn đi Minh Châu cách đình khoảng 1,2km. Nghè cũ sau khi bị hỏng đến năm 1986 được xây dựng lại khang trang, dân làng long trọng rước bài vị, sắc phong đức thánh về an toạ tại nghè. Hàng năm đúng vào ngày 16/6 âm lịch, dân làng làm lễ rước bài vị, sắc phong của ngài từ nghè về đình tổ chức hội chèo bơi truyền thống và ngày 19/6 âm lịch làm lễ xa giá hoàn cung rước bài vị, sắc phong của ngài về nghè.

Nghè và đình Quan Lạn có mối quan hệ gắn bó, mật thiết trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư địa phương. Đám rước từ nghè về đình và hội đua thuyền Quan Lạn là biểu hiện sinh động cho mối quan hệ nói trên.


Ở Quan Lạn có bốn ngôi miếu, đó là miếu Cao Sơn, miếu Đức Ông, miếu Sao Ơn và miếu Đồng Hồ. Miếu Sao Ơn và miếu Đức Ông, Miếu Đồng Hồ là nơi thờ ba anh em tướng lĩnh họ Phạm  đã tham gia chiến đấu trong trận đánh giặc Nguyên Mông thế kỷ XIII và các ông đã hy sinh ngay trên vùng biển Quan Lạn. Xác của ba ông đã trôi dạt vào bờ ở ba nơi: Sao Ơn, Đồng Hồ, Bến Đình như vị trí miếu thờ ba ông ngày nay.

Miếu Cao Sơn thờ thần núi, một vị thần mà người dân trong đảo tôn sùng, họ cho rằng nhờ có vị thần này che chở mà đời sống của họ được ấm êm, no đủ. Ngoài ra, miếu còn thờ Đỗ Tấn Thân, cụ tổ của dòng họ Đỗ.
Với kinh nghiệm trên 5 năm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện và du lịch teambuilding, chúng tôi, công ty tổ chức sự kiện, du lịch và teambuilding Vietwind đã thực hiện thành công hàng ngàn chương trình khác nhau mang tới sự gắn kết cho rất nhiều doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Vậy bạn còn chần chờ gì nữa, hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và có cho doanh nghiệp của mình những chuyến du lịch teambuilding tuyệt vời nhất nhé!




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những món ăn nhất định phải thử khi tới vùng đất Sa Pa xinh đẹp

Một vài món ngon không thể bỏ lỡ khi tới Cửa Lò

Cách thức tổ chức hội nghị, hội thảo thành công, chuyên nghiệp